Hệ miễn dịch ở tôm

Hệ miễn dịch ở tôm/giáp xác:
Khác với ở cá và động vật bật cao, tôm không có hệ miễn dịch đặc hiệu, chỉ có hệ miễn dịch tự nhiên. Có thể nói về phòng thủ quốc phòng ở tôm còn nghèo. Nó không có quân đội chủ lực, không có hệ thống phòng không, không có tên lữa đánh chặn bao gồm các loại kháng thể (IgG, IgM, IgA, IgY, IgE) do nhà máy chế tạo thuộc tế bào B sinh ra; không có trinh sát và các lực lượng đặc nhiệm thuộc biên chế và đào tạo từ lò của tế bào T (tế bào nhớ); không có  hoạc có ít mấy anh cảnh sát/Công An săn bắt cướp khoa học gọi mấy ảnh là các tế bào trình diện kháng nguyên (kháng nguyên là quân địch hay một phần cơ thể của địch giúp quân ta có thể nhận diện nó bao gồm luôn các chất độc và dư lượng của chúng nữa). Nói chung là quốc phòng của tôm yếu cho nên rất khó để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Do vây, muốn tôm được khỏe, có thể chống chọi với các nguyên nhân gây bệnh cần phải đào tạo và tăng số lượng quân đội và cung cấp thêm hệ thống tên lửa và vũ khí đánh chặn như các loại kháng kháng thể. Hữu dụng nhất cho tôm là kháng thể IgY. Ngoài ra, các hợp chất tự nhiên được chiết suất từ các loại thảo dược nhằm tăng cương và rèn luyện quân đội phòng thủ cho tôm. Tuy nhiên, không phải loại thảo dược nào cũng có tác động trong hệ miễn dịch ở tôm (bài viết sau sẽ trình bày các hợp chất nào?, các hợp chất đó có vai trò gì, mà có thể điều phối và an ninh quốc phòng ở cơ thể tôm? mấy anh khoa học nói nó làm  tăng hệ miễn dịch cho tôm …. Luôn tiện trình trình bày về kháng sinh)
Hệ thống phòng thủ của tôm chỉ phụ thuộc vào Hệ miễn dịch tự nhiên.
1. Hàng rào vật lý có thể gọi là lực lượngbiên phòng:
Tôm có lớp vỏ Kitin dày giống như Vạn lý trường Thành, và vài anh lính biên phòng chốt chặn như: các chất kháng khuẩn bề mặt trên vỏ để chống sự sâm nhập của kẻ thù. Khi quân địch (tác nhân gây bệnhbao gồm mầm bệnh và sự sâm nhập các chất độc và  dư lượng của chúng trong cơ thể) vược qua khỏi hàng rào vật lý thì trong máu của tômcó lực lượng hậu cần, quân đội địa phương, du kích tham gia vào các quá trình sinh lý khác để bảo vệ cơ thể tôm  như: Vận chuyển các chất dự trữ acid amin, thực hiện quá trình trao đổi carbonhydrate để xây dựng lại lớp vỏ bên ngoài bị tổn thương do chiến tranh biên giới gây ra, quá trình này sẽ hạn chế sự sâm nhập tiếp theo của quân địch. Khi quân địch đã lang thang trong khắp cơ thể tôm, trong máu tôm lại có quân đội địa phương, dân quân tự vệ, du kích… sẽ tiêu diệt quân địch với một số vũ khí thô sơ và chiến thuật như sau: (tạm gọi là các cơ chế đáp dứng miễn dịch ở tôm bao gồm: miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào)
2. Quân đội địa phương, du kích - Tế bào máu của tôm (hemocyte)
Tế bào máu của tôm được phân loại dựa vào sự hiện diện, vai trò và kích thước của 3 loại tế bào dạng hạt bên trong tế bào chất: không hạt (hyaline), bán hạt (semi-granular), và có hạt (granular).  Các tế bào bán hạt và có hạt làm nhiệm vụ sản xuất melanin bởi cơ chế pro-phenoloxidase. Tế bào không hạt và một lượng rất nhỏ các tế bào bán hạt tham gia vào quá trình thực bào.
3. Hệ miễn dịch tự nhiên ở tôm chia thành hai hệ thống phòng thủ.
1. Miễn dịch tế bào: bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện bởi tế bào máu quân đội chính trong tôm (thực bào, bao bọc mầm bệnh, hình thành các khối u); 2. Miễn dịch dịch thể: gồm sự hoạt hóa và sản sinh ra vũ khí để để tiêu diệt quân địch như: các phân tử dự trữ trong tế bào máu gồm các protein chống đông máu, các chất kháng khuẩn, men phenoloxidase, các peptide kháng khuẩn, và các chất ức chế men protease.
4. Cơ chế và hoạt động tiêu diệt quân địch (mầm bệnh) của quân đội địa phương ở tôm
Nhận diện tác nhân gây bệnh.
Bước đầu tiên của quá trình miễn dịch là nhận diện tác nhân gây bện . Quá trình này được thực hiện bởi các tế bào máu nhờ vào các phân tử giúp nhận diện ra cấu trúc màng tế bào của các vi sinh vật xâm nhập, thông qua sự gắn kết protein, và cả bởi sự nhận diện của lipopolysaccharides (LPS) , và peptidoglycans… có trên màng của mầm bệnh. (theo cách này chúng ta có thể giả định tìm một hợp chất dạng LPS để kích thích hệ miễn dịch ở tôm).  Khi vi sinh vật lạ xâm nhập bị nhận ra, tế bào máu đóng vai trò hoạt hóa và kéo theo là hàng loạt các cơ chế nhằm kiểm soát và loại bỏ tác nhân xâm nhập một cách nhanh chóng.
Hoạt động của men Phenoloxidase(Tất cả các hợp chất được trình bày có thể coi như vũ khí ở tôm nha bà con
Hệ thống phenoloxidase được biết như là một cơ chế bảo vệ hiệu quả của cơ thể chống lại các kháng nguyên từ bên ngoài. Cơ chế này hoạt động chủ yếu dựa vào tế bào bán hạt và tế bào có hạt, và nó có thể được kích hoạt bởi số lượng rất nhỏ của các tế bào. Kết quả của quá trình hoạt hóa này là hiện tượng melanin hóa, khác với các cơ chế bảo vệ khác là sự hình thành các đốm đen để bất hoạt, bao bọc các vi sinh vật lạ xâm nhập, ngăn cản sự bùng phát bệnh trên vật chủ và góp phần tái tạo vỏ chitin mới
Các gốc ion tự do và cơ chế chống oxy hóa ( Tất cả các hợp chất được trình bày có thể coi như vũ khí ở tôm nha bà con)
Sự phá hủy trong quá trình thực bào bao gồm sự sản xuất các gốc ion tự do bên trong tế bào. Trong suốt quá trình tìm kiếm và nhận diện tác nhân gây bệnh, enzyme của tôm  như NADPH-oxidase được kích hoạt, chúng làm tăng tiêu hao oxy, kết quả của quá trình này là làm tăng các gốc ion tự do như là superoxidaxe anion (O2–) và hydrogen peroxide (H2O2). Những gốc ion tự do này có thể trực tiếp tiêu diệt các vi sinh vật xâm nhập hoặc hoạt động kết hợp với các phức hợp nitrogen (nitro oxide), hoặc bổ trợ cho hoạt động của lysozymes.
Tuy nhiên, các gốc ion tự do không thể phân biệt được tế bào của vật chủ và các vi sinh vật, vì vậy trong một vài trường hợp có thể gây hại đến các ngoại bào. Trong điều kiện bình thường, sự phá hủy của các ion tự do bởi các cơ chế như là các phân tử oxy hóa như acid ascorbic, các chuỗi acid béo không no, và các enzyme oxy hóa (superoxide dismutase, các men peroxidase khác.
Thực bào, bao bọc mầm bệnh và hình thành nên các khối u.
Thực bào là một trong những cơ chế miễn dịch đặc hiệu của miễn dịch tế bào. Quá trình này được nhận định là sự tiêu hóa và phá hủy tác nhân gây bệnh xâm nhập, các tế bào ngoại lai và cả sự thay thế các tế bào già bởi tế bào mới.
Quá trình bao bọc mầm bệnh và hình thành nên các khối u (Hình 4) được diễn ra bởi sự kết hợp của nhiều loại tế bào máu với mục đích là làm mất khả năng hoạt động của các vi sinh vật xâm nhập khi vật chủ bị tấn công nhằm tiêu hóa và sau đó phá hủy bởi những tế bào riêng lẻ.
Để hiểu cơ chế sâu hơn, nếu có thời gian mong được nhận sự trao đổi với bà con mình nhé.
Chúc bà con có vụ mùa bội thu!
Trân trọng
Võ Đức Duy
 

Bài viết liên quan

20/01/2022 15:41

Tôm bị nhiễm EHP sẽ tạo ra nhiều bào tử và có thể tích lũy trong nước ao nuôi, việc này dẫn đến lây truyền mầm bệnh và việc điều trị trở nên khó khăn. Do đó, nhóm tác giả người Thái Lan đã tiến hành xác định khả năng lây..

Xem thêm

07/12/2021 11:10

Tỏi được mệnh danh là kháng sinh tự nhiên chống oxi hóa bởi trong tỏi có 3 thành phần sau: allicin , liallyl sulfide và ajoene

Xem thêm

27/07/2021 10:49

Áp dụng kỹ thuật nuôi tôm trên cát tại các khu vực ven biển đang có bước phát triển vượt bậc, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của cư dân vùng ven biển, đồng thời đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nước nhà. Theo Tổng cục..

Xem thêm

19/12/2020 10:37

Trong nuôi tôm, ngoài vấn đề tôm chết sớm do hội chứng EMS hay chứng mềm vỏ trên tôm, thì có một vấn đề khác mà bà con nông dân hay gặp trên tôm đó là Bệnh đốm đen trên vỏ tôm. Đây là loại bệnh thường gặp trên tôm thẻ chân..

Xem thêm

22/10/2020 15:45

Những lợi ích và rủi ro của mô hình nuôi tôm thẻ nước ngọt. Tôm thẻ chân trắng là đối tượng được nuôi ngày càng rộng rãi vì giá trị kinh tế cao cùng với thời gian nuôi tương đối ngắn và khả năng chống chịu với độ mặn..

Xem thêm

13/11/2019 09:31

Trong một nghiên cứu mới đây các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, các chiết xuất từ củ riềng (Alpinia galanga Linn.) có khả năng ức chế sự tăng trưởng của 8 loài vi khuẩn Vibrio, đặc biệt quan trọng nhất là Vibrio parahaemolyticus gây bệnh..

Xem thêm

18/10/2019 09:38

Thời gian gần đây, bệnh vi bào tử trùng đã tấn công khá mạnh nhiều vùng nuôi tôm, gây thiệt hại kinh tế cho người dân. Ngành chức năng đang tích cực vào cuộc, hướng dẫn người nuôi các biện pháp ngăn chặn.

Xem thêm

21/03/2018 22:51

Kinh nghiệm chuẩn đoán bệnh tại ao tôm, hữu ích cho người nuôi

Xem thêm

03/10/2017 07:53

Một loại virut mới phát hiện được gây ra bệnh nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao trên tôm chân trắng Litopenaeus vannamei ở Chiết Giang, Trung Quốc, đã được xác minh và tạm thời xác định là Shrimp hemocyte iridescent virus (SHIV). Thuộc họ..

Xem thêm

28/09/2017 08:43

Các chất thường được sử dụng trong chế phẩm tăng cường chức năng gan trong nuôi tôm thường có là sorbitol, inositol, choline và methionine.Trong điều kiện nuôi thâm canh với mật độ cao việc bổ sung các chất tăng cường chức năng gan cho..

Xem thêm

07/09/2017 09:21

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã chứng minh lòng đỏ trứng có các dụng kháng Vibrio harveyi và Vibrio parahaemolyticus trên tôm thẻ chân trắng, mở ra một tiềm năng to lớn trong biện pháp sử dụng tác nhân sinh học hạn chế khả năng gây hại..

Xem thêm

18/03/2017 10:20

Trong điều kiện như hiện nay, việc nuôi tôm (đặc biệt là tôm thẻ chân trắng) ngày càng khó, nhiều người trắng tay trước những biến động của thời tiết, mùa vụ. Tuy nhiên, cũng không ít người thành công sau nhiều phen mạo hiểm mang..

Xem thêm

29/08/2016 14:42

Thả giống: Tiến hành chọn lựa giống vào buổi sáng hoặc buổi tối, tránh thả giống trong điều kiện thời tiết xấu. Mật độ thả giống khoảng 30.000 - 40.000 con/mẫu, kích cỡ tôm giống từ 0,5 đến 1 cm. Nuôi dưỡng: Mỗi ngày tiến..

Xem thêm

28/08/2016 15:23

Cơ sở nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch, ở vùng trung triều trở lên, có chất đất phù hợp (pH>5, tốt nhất là đất sét pha thịt, thịt pha cát, ít mùn bã hữu cơ,…).

Xem thêm

27/08/2016 11:26

Giống tôm thẻ chân trắng được công ty sản xuất nguồn tôm bố mẹ từ Hawaii ( Mỹ ), SIS (Singapore),... với công nghệ sinh học không sử dụng kháng sinh, đảm bảo sạch bệnh. Đặc điểm Tôm chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên..

Xem thêm