BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY TRÊN TÔM NUÔI VÀ BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ: TỪ KHOA HỌC HÀN LÂM ĐẾN THỰC TIỄN SẢN XUẤ

Các hội nghị chuyên ngành về bệnh tôm và chủ đề Hội chứng hoại tử gan tụy cấp trên tôm (EMS/AHPNS) đều thống nhất rằng, khó có thể tìm ra một phương thuốc thần kỳ giải quyết được dịch bệnh, mà cần phải đưa ra một gói các giải pháp phòng ngừa chủ động dựa trên cơ sở hiểu biết đặc điểm của mầm bệnh và đường lây, động thái học của mầm bệnh và tương tác của mầm bệnh với vật chủ và môi trường.
Ảnh: Tấn Cường
                                Ảnh: Tấn Cường
Tác nhân gây bệnh tôm
Trước hết, khi nói về bệnh hoại tử gan tuỵ cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND), Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome - EMS), hay Hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome – AHPNS), chúng ta nên thống nhất rằng đang nói về duy nhất một bệnh trên tôm với các tên gọi khác nhau, được ghi nhận lần đầu tiên ở Trung Quốc năm 2009, tại Việt Nam năm 2010, ở Malaixia và Thái Lan năm 2011 và ở Mêhicô năm 2013. Để thuận tiện cho việc theo dõi, tôi sẽ sử dụng tên gọi EMS hiện được dùng rộng rãi trên truyền thông trong và ngoài nước như là tên thông dụng cho bệnh tôm kể trên.
Tôi sang Mỹ từ năm 2010, làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Phòng nghiên cứu Bệnh học Thuỷ sản, Trường Đại học Arizona (Phòng nghiên cứu của GS. Donald Lightner - UAZ-APL) nên may mắn được tham gia nghiên cứu về bệnh này từ những ngày đầu.
Khi EMS xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc rồi sau đó ở Việt Nam, Malaixia và Thái Lan, gây ra thiệt hại chưa từng thấy cho nghề nuôi tôm của các nước sản xuất và xuất khẩu tôm chính của thế giới, câu hỏi trước hết là: Nguyên nhân của bệnh là gì?
Phân tích bệnh học các mẫu bệnh phẩm mà Trường Đại học Arizona nhận được từ các nước có EMScho thấy, đây là một bệnh chưa từng được ghi nhận trên tôm. Nhận lời mời của Tổ chức Sức khoẻ Động vật Thế giới (OIE) phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Tổng Cục Thuỷ sản, Cục Thú y Việt Nam, các cơ quan chức năng các tỉnh duyên hải có nghề nuôi tôm của ViệtNam, và sự hỗ trợ của rất nhiều các tổ chức (World Bank, FAO, Global Aquaculture Alliance), các doanh nghiệp trong và ngoài nước (Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, CP Thái Lan, Grobest, Uni- President, Sheng Long Bio-tech, Công ty Lasan), các nhà khoa học của Trường Đại học Arizona đã đến Việt Nam nghiên cứu từ năm 2011.
Sau gần 3 năm nỗ lực làm việc tại Việt Nam và Mỹ, đến năm 2013, nghiên cứu của tôi, do GS Lightner hướng dẫn, đã xác định được nguyên nhân của bệnh EMS là do một dòng đặc biệt của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Tôi muốn nhấn mạnh thêm rằng, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là loài vi khuẩn vô cùng phổ biến trong môi trường và chỉ có một dòng đặc biệt của loài vi khuẩn này gây được bệnh. Do đó, các phương pháp xét nghiệm thông thường sẽ không thể xác định được sự tồn tại của dòng vi khuẩn gây bệnh này. Tôi là tác giả chính của nghiên cứu này và đã có những đăng tải về các công trình nghiên cứu này trên các tạp chí khoa học quốc tế. Nghiên cứu này giúp tôi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào năm 2013.
TS. Trần Hữu Lộc và GS. Donald Lightner
Có nhiều ý kiến cho rằng có những loài vi khuẩn này, khác cùng gây bệnh EMS; tuy nhiên, các loài vi khuẩn đã được đề cập không thoả mãn định đề Koch như là một mầm bệnh truyền nhiễm và không tạo ra được bệnh tích đặc trưng của EMS. Việc thống nhất về nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chúng ta nhanh chóng tăng tốc nghiên cứu theo hướng tìm giải pháp khắc phục bệnh.
Có khả năng trị bệnh triệt để hay chỉ phòng ngừa?
Lịch sử ngành bệnh học tôm cho thấy việc điều trị sau khi bệnh đã xảy ra là rất khó, do tôm không có hệ miễn dịch đặc hiệu; sau khi mắc bệnh tôm thường bỏ ăn nên không đưa thuốc vào được; và thường khi mắc bệnh, tôm chết rất nhanh nên khó có thể điều trị kịp.
Ngoài ra, các vấn đề quan ngại cho sức khoẻ người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu tôm như dư lượng kháng sinh, hoá chất cấm, v.v... khiến việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh tôm là rất hạn chế. Đối với bệnh EMS, các nghiên cứu của tôi cho thấy, sau khi bị nhiễm mầm bệnh, tôm có thể chết rất nhanh, có khi chỉ sau khi tiếp xúc với mầm bệnh chưa đầy 12 tiếng. Ngoài ra, chính con tôm bệnh trở thành nguồn lây cho các con tôm khỏe khác trong đàn qua đường nước, phân và cả xác tôm chết, làm cho bệnh lan rất nhanh. Đó là lý do một khi đàn tôm đã nhiễm bệnh thì việc cứu chữa là rất khó khăn và ít hiệu quả.
Các hội nghị chuyên ngành về bệnh tôm và chủ đề EMS trong đó có tôi tham dự đều thống nhất rằng, khó có thể tìm ra một phương thuốc thần kỳ nào giải quyết được vấn đề dịch bệnh tôm EMS, mà cần đưa ra một gói các giải pháp phòng ngừa chủ động dựa trên cơ sở hiểu biết đặc điểm của mầm bệnh và đường lây, động thái học của mầm bệnh và tương tác của mầm bệnh với vật chủ và môi trường. Việc thiếu các thông tin và hiểu biết về các vấn đề nêu trên sẽ dễ dẫn đến những lập luận thiếu cơ sở về bệnh EMS/AHPND, như các vấn đề về pH trong ao nuôi, về việc có nên khử trùng nước ao hay không, cũng như mức độ cảm nhiễm khác nhau giữa tôm chân trắng và tôm sú như chúng ta vẫn nghe.
Biện pháp phòng bệnh nào khả thi nhất và có thể áp dụng trên diện rộng?
Theo quan điểm riêng của tôi, để tiến đến các giải pháp phòng ngừa bệnh EMS khả thi, trước tiên phải hiểu rõ các đường lây bệnh, từ đó mới đánh giá các giải pháp có tác dụng như thế nào, đối với đường lây nào?
Các nghiên cứu của tôi cho thấy bệnh EMS lây qua đường miệng, khi trong nguồn nước có nhiễm mầm bệnh, hoặc tôm ăn xác tôm chết hay các giá thể có mang mầm bệnh. Đây là đường lây ngang. Các quan sát khác cũng cho thấy có sự liên hệ mật thiết giữa việc di chuyển tôm giống, tôm bố mẹ với sự phát tán của bệnh. Điều này gợi ý rằng, rất có thể bệnh cũng lây truyền theo đường dọc từ tôm bố mẹ mang mầm bệnh sang tôm con, và khi tôm con mang mầm bệnh, bệnh sẽ bùng phát trong điều kiện ao nuôi.
Theo quan sát và nghiên cứu của tôi, khi mầm bệnh được dịch chuyển đến một vùng nuôi hoàn toàn mới hoặc một quốc gia chưa từng có bệnh EMS, thì đường truyền dọc từ tôm bố mẹ sang tôm giống là phổ biến nhất; ví dụ cụ thể là sự bùng phát của dịch bệnh ở Mêhicô năm 2013. Một khi mầm bệnh đã bùng phát ở vùng nuôi, mầm bệnh có xu hướng tồn tại và tích luỹ trong môi trường nước và ao nuôi, dẫn đền khả năng rất cao là bệnh sẽ tiếp tục tái diễn trên chính ao nuôi, vùng nuôi đã xuất hiện dịch bệnh trước đó. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua bằng chứng ở vùng nuôi tôm ở Sóc Trăng năm 2011 và 2012, với hiện tượng dịch bệnh tiếp diễn liên tục và gần như không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, sau một thời gian bỏ nuôi, để ao nghỉ thì việc nuôi lại cho khả năng thành công cao hơn hẳn.
Theo tôi, hiện tại, ở hầu hết các vùng nuôi tôm của Việt Nam đều đã từng xảy ra dịch bệnh. Do đó, việc chú trọng ngăn ngừa bệnh từ đường lây dọc và lây ngang đều có ý nghĩa quan trọng như nhau. Các biện pháp ngăn ngừa sự lây lan qua đường dọc bao gồm các giải pháp tổng hợp từ trại tôm giống, với sự kiểm soát chất lượng tôm bố mẹ, kiểm tra mầm bệnh từ tôm bố mẹ, các chế tài quản lý XNK tôm bố mẹ và tôm giống vào Việt Nam, quản lý chất lượng tôm giống trước khi xuất bán, v.v... Theo tôi, để quản lý dịch bệnh thành công, việc quản lý tôm giống có vai trò đặc biệt then chốt.
Ở góc độ của người nuôi tôm quy mô nhỏ, có thể áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa các cơ chế lây ngang của bệnh, thông qua các bước chuẩn bị ao nuôi đúng quy trình, trại nuôi có ao lắng đúng quy cách, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học; có các biện pháp cắt mầm bệnh đối với các ao nuôi đã từng xuất hiện bệnh thông qua việc luân canh và đa canh, có thời gian phơi và cày đáy ao đủ lâu giữa các vụ nuôi, luân canh tôm-lúa, tôm-cá, đa canh với cá hoặc nuôi cá trong ao lắng, thực hiện các thực hành nuôi tốt, v.v...
Ở quy mô các trang trại lớn hoặc các công ty có đủ tiềm lực về tài chính và khả năng tự sản xuất con giống hoặc liên kết với các công ty cung cấp tôm giống, có thể kiểm soát và đảm bảo chất lượng tôm giống, quy hoạch vùng nuôi theo hướng an toàn sinh học, đầu tư cho công tác khoa học trong kiểm soát chất lượng tôm giống và quan trắc mầm bệnh trong trại giống và trại nuôi, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm như công nghệ nuôi tôm trong nhà, biofloc, v.v...
 
Tôm bệnh EMS/AHPND
Theo tôi, bất kỳ thách thức nào cũng cùng lúc đem lại những cơ hội, buộc chúng ta tự thay đổi để tiến tới bước phát triển cao hơn. Bệnh EMS cũng không là ngoại lệ. Trước tình hình dịch bệnh và để khống chế dịch bệnh một cách căn cơ, hiệu quả, đã dần xuất hiện những mô hình hay, ví dụ như của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú và các đơn vị cùng ngành khác, đang hình thành chuỗi liên kết cung ứng tôm bền vững, trong đó có sự liên kết chặt chẽ giữa trại sản xuất giống và vùng nuôi với các cơ sở nghiên cứu khoa học, đảm bảo sản xuất và cung cấp tôm giống theo hướng loại bỏ mầm bệnh EMS và các mầm bệnh khác trước khi đến trại nuôi; là công tác hỗ trợ kỹ thuật để phòng bệnh tại vùng nuôi theo hướng an toàn sinh học, giảm thiểu và tiến tới không sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm; là chuỗi cung ứng thức ăn và vật tư thuỷ sản chất lượng cao, và cuối cùng là cam kết thu mua tôm với giá cao, ổn định khi tôm được nuôi theo quy trình như trong chuỗi liên kết. Tôi nhận thấy cách làm này là định hướng hay, bền vững và sẽ phát triển mạnh, trong đó các bên từ nhà sản xuất giống, người nuôi, người cung cấp dịch vụ, khoa học, và nhà chế biến tôm có thể ngồi lại với nhau, cùng chia sẻ lợi ích và cùng khống chế rủi ro trong nghề nuôi tôm.
Theo tôi, việc khống chế bệnh EMS không nên coi là việc tìm kiếm những giải pháp riêng rẽ hay một liệu pháp thần kỳ. Việc khống chế bệnh thành công nên dựa trên chương trình kiểm soát các yếu tố rủi ro có thể dẫn đến dịch bệnh như đã nêu trên. Tuỳ thực tế của từng cá nhân và đơn vị nuôi tôm mà chúng ta có các lựa chọn cách ứng dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro phù hợp.
 Tác dụng và cách thức triển khai nuôi ghép cá rô phi (và loài cá khác)
Tôi có một số nghiên cứu về tác dụng của cá rô phi, đăng tải trên Tập san của Liên minh Nuôi thuỷ Sản Thế giới (Global Aquaculture Alliance Advocate số tháng 1-2/2014). Theo kết quả nghiên cứu đến thời điểm này, cá rô phi giúp thiết lập một hệ sinh thái vi sinh trong nước ao với các quần thể tảo và vi khuẩn cân bằng. Trong một hệ sinh thái vi sinh cân bằng như vậy, vi khuẩn gây bệnh ít có cơ hội phát triển đến đủ mật độ có thể gây bệnh cho tôm. Sự hiện diện của cá rô phi còn giúp cho các biến động lớn về hệ vi sinh này ít xảy ra. Một khi hệ vi sinh trong ao có sự biến động lớn như hiện tượng sụp tảo trong ao thì khả năng vi khuẩn gây bệnh bùng phát để gây bệnh trên tôm là rất lớn.
Nếu cá rô phi thả trong ao nuôi chung với tôm ở một mật độ thấp vừa phải thì nó có tác dụng diệt tảo đáy, làm sạch đáy ao, ăn các con tôm bệnh chết giúp giảm sự lan truyền của bệnh v.v... Một số loài cá khác cũng có thể có một phần tác dụng tương tự như cá rô phi. Theo tôi, tuỳ vào hoàn cảnh sản xuất và hệ thống nuôi của từng trang trại, có thể ứng dụng cá rô phi theo các cách linh hoạt như: nuôi cá rô phi trong ao lắng để hoạt hoá nước trước khi lấy nước cho ao nuôi, nuôi cá rô phi trong lồng hoặc vèo đặt trong ao tôm, nuôi luân canh một vụ tôm một vụ cá để làm sạch môi trường và cắt mầm bệnh, nuôi xen cá rô phi mật độ thưa trong ao để cá dọn đáy ao, tảo đáy và ăn tôm chết, v.v...
Tác dụng và nguy cơ của việc sử dụng kháng sinh
Trong việc nuôi tôm để xuất khẩu, nếu không có cách quản lý mầm bệnh trong ao nuôi thì vi khuẩn gây bệnh luôn hiện diện và sẽ dẫn đến việc bị lệ thuộc vào kháng sinh. Sử dụng kháng sinh liên tục sẽ dẫn đến việc vi khuẩn kháng kháng sinh, bắt buộc ta phải tăng liều, đổi kháng sinh v.v... Việc sử dụng kháng sinh lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Một nghiên cứu của tôi và cộng sự thực hiện từ năm 2012 đến nay cho thấy bà con nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu sử dụng oxytetracyline để trộn vào thức ăn tôm một cách định kỳ. Tuy nhiên, mặc dù có sử dụng kháng sinh, tác dụng giảm thiểu bệnh EMS là không rõ ràng. Nghiên cứu về sự kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh EMS thu từ chính vùng dịch tỉnh Sóc Trăng cho thấy, trong các chủng vi khuẩn của loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh EMS và các chủng không gây bệnh EMS được phân lập trên tôm bệnh từ năm 2011, 2012 và 2013, tất cả các mẫu vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus phân lập từ năm 2011 và 2012 đều mẫn cảm với kháng sinh oxytetracycline. Trong khi đó, hầu hết các mẫu vi khuẩn, cả gây bệnh và không gây bệnh EMS, phân lập từ tôm bệnh năm 2013 đều hoàn toàn kháng kháng sinh này. Đó là bằng chứng cho thấy loài vi khuẩn này có khả năng kháng kháng sinh rất nhanh, dẫn đến làm mất tác dụng của việc chữa trị.
Ở góc độ khoa học, tôi không ủng hộ hay bài bác việc sử dụng kháng sinh, mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng, chúng ta nên sử dụng sao cho hợp lý và hiệu quả, đúng lúc, đúng liều, đúng thuốc và an toàn. Kháng sinh nên được xem là hàng rào phòng thủ cuối cùng chứ không nên xem là một biện pháp phòng bệnh.
Tiềm năng của biofloc
Theo tôi, biofloc là một công nghệ nuôi có nhiều tiềm năng, nhưng đòi hỏi đầu tư, kỹ thuật, và kiến thức cao. Nếu ứng dụng thành công, hiệu quả sẽ rất lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện đầu tư ứng dụng công nghệ này. Ngoài ra, các vấn đề về kỹ thuật cũng hết sức phức tạp và đòi hỏi sự tích luỹ kinh nghiệm để vận hành hệ thống này được hiệu quả. Về tác dụng của biofloc, tôi có một nghiên cứu và nhận thấy rằng về nguyên tắc chung, biofloc cũng cho tác dụng gần giống việc nuôi cá rô phi trong ao ở đặc điểm hệ thống biofloc tạo một hệ sinh thái vi sinh vật dày đặc trong nước. Ở điều kiện đó, vi khuẩn gây bệnh khó có thể phát triển đủ mật độ gây bệnh. Tuy nhiên, việc quản lý một hệ sinh thái vi sinh vật phức tạp như vậy trong ao nuôi là không hề đơn giản.
TS. Trần Hữu Lộc - Đại học Arizona, Hoa Kỳ
* Bài viết theo đề nghị của Tạp chí Thương mại Thủy sản
 

Bài viết liên quan

29/10/2021 15:33

Bệnh vi bào tử trùng EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong nuôi tôm công nghiệp hiện nay. Tác nhân gây bệnh được xác định là vi bào tử trùng microsporidia- một ký sinh trùng nội bào, vật có thể..

Xem thêm

29/09/2021 10:43

Bổ sung khoáng chất cho tôm thẻ, tôm sú đúng cách sẽ quyết định đến tỉ lệ sống và sự tăng trưởng của tôm nuôi. Đặc biệt là những ao nuôi có độ mặn thấp cần bổ sung khoáng chất để đạt được sản lượng mong muốn. Ở bài..

Xem thêm

11/06/2021 11:23

Năm 2020, các nhà máy thức ăn chăn nuôi phải chật vật hỗ trợ nông dân trước những biến động mạnh mẻ về giá và nhu cầu. Đầu năm 2021, không khí ảm đạm bao trùm thị trường thức ăn chăn nuôi cùng cơn bảo giá nguyên liệu thức ăn..

Xem thêm

15/04/2021 15:21

Hội chợ Triển lãm Quốc tế ngành tôm Việt Nam lần thứ ba năm 2021 (VietShrimp 2021) diễn ra từ ngày 14 – 16/04/2021 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc tế Cần Thơ (EFC): 108A, phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Xem thêm

24/03/2021 09:28

Kháng kháng sinh (AMR) là mối đe dọa ngày càng tăng đối với sức khỏe cộng đồng. Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản góp phần loại bỏ AMR trên toàn cầu.

Xem thêm

13/11/2020 10:01

Thành phần nước biển là 1 sự cân bằng tinh tế của Trái đất, nhiều tỷ năm lịch sử Trái đất đã trôi qua, tất cả những khoáng chất dễ hòa tan đã được mưa rửa trôi, theo sông chảy hết xuống biển. Mỗi loại nguyên tố đều có..

Xem thêm

26/10/2020 16:07

Một loại vi sinh muốn đưa được ra thị trường cần phải được đưa về dạng có thể tồn trữ lâu dài, có thời hạn : shelf-life. Vi sinh có loại sinh bào tử như các loài Bacillus, thì khi sản xuất chỉ cần đưa môi trường thích hợp..

Xem thêm

12/10/2020 14:44

Trong số rất nhiều loài vi sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản thì B. subtilis là loài có nhiều tiềm năng nhất. B. subtilis là một loại vi khuẩn đặc biệt, có khả năng tạo ra nhiều tác dụng có lợi trên vật chủ như: cải thiện tăng..

Xem thêm

22/02/2020 10:04

Các loài thủy sản là những động vật biến nhiệt, có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Tuy nhiên, mỗi loài có khoảng giới hạn thích hợp, khi nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá giới hạn thì..

Xem thêm

25/11/2019 10:40

Màu nước phản ánh chính xác tình trạng chất lượng nước trong ao; trong quá trình nuôi, màu nước có thể biến đổi, đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức nhận biết để đánh giá chất lượng nước một cách chính xác và đưa ra các..

Xem thêm

13/11/2019 09:17

Là một trong 5 tỉnh của Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH) và là một trong ba tỉnh dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng; nhưng với vai trò mũi nhọn, quan trọng trong việc phát triển kinh tế của..

Xem thêm

18/10/2019 09:57

Nhiều năm nay, tôm nuôi của Việt Nam dù thành hay bại thì vẫn “vấp” phải bài toán giá và điệp khúc “được mùa mất giá” luôn tái diễn. Câu chuyện giảm giá thành nuôi tôm được nhắc đến liên tục, vậy nhưng, thực hiện như thế..

Xem thêm

18/10/2019 08:54

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, tính đến 31/8/2019, cả nước có 2.457 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó có 1.855 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 602 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. Sản xuất được là 80,3..

Xem thêm

16/09/2019 16:19

Giao lưu với bà con khách hàng Vĩnh Linh - Quảng Trị

Xem thêm

16/09/2019 16:15

Farm nuôi anh Hoàng Bộ nhà phân phối con giống của cty khu vực Quỳnh Lưu - Nghệ An

Xem thêm

16/09/2019 16:12

Thăm farm nuôi và giao lưu cùng bà con nuôi tôm Hải Hậu - Nam Định

Xem thêm

14/05/2019 11:04

quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao miền tây

Xem thêm

14/05/2019 10:57

Khâu lựa chọn con giống là một trong những khâu quan trọng của quá trình nuôi tôm giống, bởi chất lượng tôm là một yếu tố quyết định chính cho sự thành công

Xem thêm

20/02/2019 08:50

Hội chứng tôm chết sớm EMS và hoại tử gan tụy cấp AHPND là khác nhau

Xem thêm

20/02/2019 08:49

xuất khẩu tôm sang các nước dự kiến tăng 30% trong năm 2019

Xem thêm

20/02/2019 08:44

Nuôi tôm giờ đã bớt vất vã

Xem thêm

20/12/2018 09:49

Hướng dẫn cách nuôi tôm theo công nghệ Biofloc

Xem thêm

10/12/2018 10:08

Hiện tại giá tôm thẻ chân trắng tăng 30% so với 3 tháng trước .

Xem thêm

10/12/2018 10:02

bài toán quản lý từ chất thải trong nuôi tôm

Xem thêm

25/10/2018 09:15

Để giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân số toàn cầu đang cần một nguồn protein bền vững. Các nhà khoa học Úc đang chạy đua để chọn tạo loài tôm lớn hơn, khỏe hơn hay còn gọi là "siêu tôm".

Xem thêm

19/10/2018 09:41

Có 3 phương pháp cho ăn được so sánh trong nghiên cứu bao gồm: cách cho ăn truyền thống, sử dụng máy cho ăn và hệ thống cho ăn cảm biến âm thanh.

Xem thêm

19/10/2018 09:33

Theo Sở NN& PTNT Cà Mau, 9 tháng đầu năm, diện tích nuôi tôm công nghiệp bị bệnh là 236,13 ha (giảm 48,61 ha so với cùng kỳ).

Xem thêm

09/10/2018 09:34

Những năm gần đây, cùng với phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ngày càng phát triển thì những giải pháp về kỹ thuật mới, tiên tiến ngày ngày càng được chú trọng.

Xem thêm

29/09/2018 09:53

Con tôm đang ngày càng phải đối mặt sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ, nhất là trong bối cảnh những nước sản xuất tôm chính đều thực hiện cải tiến về công nghệ để giảm giá thành. Con tôm Việt Nam sẽ phải làm gì để..

Xem thêm

29/09/2018 09:11

Theo tiến sĩ Trần Hữu Lộc tuyên bố trong hội nghị GOAL 2018 (Global Outlook for Aquaculture Leadership) được tổ chức tại Guayaquil, Ecuador thì SHIV đã xuất hiện tại Việt Nam.

Xem thêm

29/08/2018 10:14

EU vẫn là thị trường NK lớn nhất của tôm Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay, chiếm tỷ trọng gần 25%. XK tôm Việt Nam sang EU tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, XK sang thị trường này trong tháng 7 đã bắt đầu giảm 14,6%..

Xem thêm

15/08/2018 10:36

Mới đây, tại diễn đàn khoa học và công nghệ phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở các tỉnh miền Trung do Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức. Một số cơ sở sản xuất, các nhà khoa học đã chia sẻ các mô hình áp dụng..

Xem thêm

17/07/2018 09:51

Theo VASEP, giá tôm nguyên liệu và giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam trong những tháng qua, nhất là trong quý II có xu hướng giảm nhẹ

Xem thêm

07/06/2018 10:09

Ngành tôm cần thay đổi

Xem thêm

30/05/2018 09:33

Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên tôm nuôi

Xem thêm

20/01/2018 20:26

Việc kiểm soát và điều chỉnh lượng thức ăn là vấn đề rất quan trọng trong nuôi tôm thẻ.

Xem thêm

20/01/2018 20:24

Năm nay xuất khẩu thuỷ sản khó có thể lạc quan do các hàng rào kỹ thuật từ bên ngoài ngày càng khắt khe và tính cạnh tranh nguồn nguyên liệu trong nước đang yếu dần…

Xem thêm

15/01/2018 21:14

Các nhà khoa học Indonesia và Nhật Bản đã nghiên cứu ra một chất Poly hydroxyl isocopalane từ loài xốp biển Callyspongia sp có khả năng chống lại virus hội chứng đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng. Đây được xem hy vọng mới cho ngành nuôi..

Xem thêm

13/01/2018 11:15

Khác với tôm sú, tôm thẻ chân trắng thường xảy ra hiện tượng đục cơ. Sau đây là các trường hợp gây đục cơ và những giải pháp khắc phục khi nuôi tôm chân trắng.

Xem thêm

13/01/2018 11:07

Cùng với hơn 100 mô hình thí điểm nuôi tôm theo công nghệ cao, bước đầu thu kết quả “trăm nuôi trăm thắng” trong năm 2017, ngay đầu năm 2018, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu cũng đã chính thức khởi..

Xem thêm

12/01/2018 13:06

Để chủ động mùa vụ nuôi tôm, thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất năm 2018, Tổng cục Thủy sản hướng dẫn Khung mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2018 đến các địa phương ven biển như sau:

Xem thêm

11/01/2018 23:01

Chẩn đoán sức khỏe tôm nuôi tại ao

Xem thêm

11/01/2018 21:17

Hội chứng chết đỏ thân là một trong những bệnh phổ biến gây chết hàng loạt trên tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở nước ta.

Xem thêm

17/12/2017 20:24

Nuôi tôm là nuôi nước, muốn nuôi tôm thành công thì phải giữ được màu nước. Giữ được màu nước tức là giữ được nguồn thức ăn cho tôm và giữ được môi trường sống tốt cho tôm sinh trưởng phát triển.

Xem thêm

03/10/2017 08:00

Nghiên cứu của các nhà khoa học Thái Lan nhằm đánh gia tác động của sự nhiễm Vi bào tử Thelohania sp. đối với sự phát triển và thay đổi tăng trọng và mô bệnh học trong tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).

Xem thêm

03/10/2017 07:55

Tôm với dư lượng kháng sinh làm giảm uy tín của các quốc gia sử dụng chúng và danh tiếng của tất cả các nông dân nuôi tôm ở Đông Nam Á. Chính vì thế việc cập nhật danh sách các loại hóa chất và kháng sinh bị cấm trên thế giới là..

Xem thêm

30/06/2017 10:58

Nhân sự là tài sản lớn nhất của công ty

Xem thêm

08/06/2017 09:28

Mưa lớn và kéo dài sẽ gây nên hàng loạt sự biến động các chỉ tiêu môi trường trong ao nuôi tôm và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tôm nuôi. Bài viết sẽ trình bày tóm tắt những thay đổi trong ao nuôi tôm và biện pháp xử lý khi..

Xem thêm

05/06/2017 09:59

(Thủy sản Việt Nam) - Sau nhiều năm nuôi tôm thành công lẫn thất bại, những mô hình hợp tác nuôi tôm ở huyện Mỹ Xuyên đã rút ra được kinh nghiệm: đó là muốn nuôi tôm thành công và bền vững phải biết nói không với kháng sinh và các..

Xem thêm

11/05/2017 08:24

Theo Tổng cục Thủy sản, đến giữa tháng 3, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại ở 5 tỉnh trọng điểm là Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh đã gần 2.000 ha, chủ yếu do môi trường và thời tiết. Diễn biến tình hình vẫn..

Xem thêm

05/04/2017 11:10

Theo ông Lê Anh Xuân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty N.G Vietnam - người có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực sản xuất tôm siêu thâm canh, thì việc xây dựng ngành công nghiệp tôm sẽ giải quyết được 6 nội dung lớn, quy mô rộng..

Xem thêm

29/03/2017 08:21

Điều kiện tự nhiên, kỹ thuật, thị trường xuất khẩu… đều đang rất thuận lợi cho sự phát triển ngành tôm. Nhưng hành trình đưa con tôm vào danh mục sản phẩm chủ lực quốc gia vẫn có vài trở ngại mà chính người trong ngành nhận..

Xem thêm

18/03/2017 10:24

Trong điều kiện như hiện nay, việc nuôi tôm (đặc biệt là tôm thẻ chân trắng) ngày càng khó, nhiều người trắng tay trước những biến động của thời tiết, mùa vụ. Tuy nhiên, cũng không ít người thành công sau nhiều phen mạo hiểm mang..

Xem thêm

13/01/2017 14:41

Kiểm tra tôm bằng phương pháp cảm quan: Tôm có kích cỡ đồng đều, hệ số chênh lệch không vượt quá 5%, chiều dài >12cm. Màu sắc tôm tươi sáng, màu xám hoặc vàng xám (màu da bò), đầu thân cân đối, đuôi tôm xòe ra là con giống tốt...

Xem thêm

10/01/2017 09:09

Ông Phạm Thái Hòa ngụ ấp Bửu 1, xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải, Bạc Liêu) là một trong những nông dân có nhiều năm kinh nghiệm trong nuôi tôm theo hình thức thâm canh - bán thâm canh (TC - BTC). Ông đã đúc kết cho bản thân quy trình..

Xem thêm

02/01/2017 15:20

Xử lý chất thải trong ao là công việc luôn được quan tâm hàng đầu của người nuôi, nhằm đảm bảo cho ao nuôi được đảm bảo chất lượng và giúp vật nuôi phát triển một cách khỏe mạnh, mang lại hiệu quả nhất.

Xem thêm

22/12/2016 08:52

- Trong các chất dinh dưỡng thiết yếu trong tại sản xuất giống hay nuôi thâm canh, Ca và Mg đều đóng góp một vai trò không nhỏ quyết định đến chất lượng nước và sức khỏe động vật trong ao nuôi.

Xem thêm

15/12/2016 08:37

Từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 12 năm 2016. Trong khuôn khổ hoạt động của dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bề vững - công bằng tại Việt Nam - SusV”. Ban quản lý dự án OXFAM, ICAFIS đã phối hợp với Chi cục thủy sản Sóc..

Xem thêm

10/12/2016 12:49

Thường xảy ra khi tôm thẻ khoảng 30 ngày trở lên. Nguyên nhân do đáy ao dơ, ao nhiễm khuẩn và đường ruột tôm yếu. Ruột tôm có thức ăn, gần cuối ruột có đoạn màu trắng hoặc đứt khúc. Phân tôm chuyển từ màu..

Xem thêm

09/12/2016 08:19

Để đảm bảo kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2017 và nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Ngày 30/11/2016, Tổng cục Thủy sản ban hành Công văn số 3298/TCTS-NTTS thực hiện khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ..

Xem thêm

26/11/2016 15:46

Về cơ bản, hóa chất, thuốc và chế phẩm sinh học đều là những nguyên liệu đắt tiền và nếu không sử dụng đúng cách có thể gây ra những hậu quả xấu. Người nuôi tôm vì thế cần hiểu bản chất, cơ chế hoạt động và các tác..

Xem thêm

22/11/2016 15:54

Trong hai ngày, ngày 17 và 18/11/2016 Sở NN &PTNN Tỉnh Cà Mau đã tổ chức tập huấn quy trình nuôi theo các tiêu chuẩn GAPs và trong vùng của dự án ASC có thị trường gồm có các cán bộ địa phương, đại diện các HTX/THT..

Xem thêm

11/11/2016 15:07

Tỏi là chất kích thích miễn dịch tự nhiên cho tôm, với rất nhiều hoạt tính kháng vi khuẩn gram âm và dương, hoạt tính kháng virus, kháng nấm, tăng cường hệ miễn dịch cho động vật thủy sản. Tỏi kích thích quá trình thực bào, đại..

Xem thêm

05/11/2016 16:02

- Ngoài công tác chuẩn bị trước khi mùa mưa bão đến thì việc khắc phục và xử lý ao nuôi thủy sản sau mưa cũng góp một vai trò không nhỏ, giúp giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi. Xử lý môi trường Ngay sau những cơn mưa, việc làm..

Xem thêm

01/11/2016 15:48

Mới đây, ông Trần Công Thành đưa vào sử dụng khu nuôi tôm trong nhà kính có tổng diện tích 1.000m2 với 4 ao nuôi ở thôn Hòa An (xã Tam Hòa, Núi Thành). Đây là mô hình đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này ở Quảng Nam. Ông Thành cho..

Xem thêm

29/10/2016 08:08

Khoảng 50% chi phí hoạt động nuôi tôm đến từ lượng thức ăn thủy sản được sử dụng. Quản lý thức ăn phải đối mặt với một số thách thức rất lớn. Thức ăn tôm chìm xuống đáy ao và việc cho ăn đầy đủ không thể theo dõi..

Xem thêm

26/10/2016 08:42

Kỹ thuật nuôi tôm độ mặn thấp ở miền Nam Ecuador đã được thực hiện ở các trại nuôi trong đất liền sử dụng nguồn nước ngầm được bơm vào các ao có diện tích 0.5 – 1 ha có che phủ bạt. Quạt nước được vận hành trong suốt..

Xem thêm

24/10/2016 16:40

Hiện nay, protein thực vật đang được sử dụng để thay thế dần bột cá trong khẩu phần thức ăn thủy sản nói chung và thức ăn tôm nói riêng. Tuy nhiên các chất kháng dinh dưỡng đặc biệt là phytate có trong nguyên liệu thực vật có khả..

Xem thêm

22/10/2016 08:09

- Thường xuyên theo dõi, quan sát tôm nuôi là một trong những khâu quan trọng cơ bản giúp phát hiện bệnh sớm tại ao nuôi. Từ đó, người nuôi sẽ đưa ra những phương pháp điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả.

Xem thêm

19/10/2016 10:33

Đối với các ao tôm lớn, thu hoạch được thì cử nhóm người riêng phụ trách tiến hành thu hoạch tôm, nhưng phải đảm bảo không mang mầm bệnh, lây lan mầm bệnh sang các ao khác. Còn đối với các ao tôm còn nhỏ thì diệt tôm tại trong..

Xem thêm

07/10/2016 10:14

Đứng trước những thách thức trong việc tìm giải pháp thay thế kháng sinh thì lựa chọn các thảo dược an toàn, dễ kiếm, tiết kiệm chi phí và hiệu quả luôn được các nhà khoa học ưu tiên. Dưới đây là một số thảo dược tại Việt..

Xem thêm

04/10/2016 08:59

Tổng cục thủy sản - Sự thành bại nuôi tôm nước lợ phụ thuộc rất lớn vào giám sát, quản lý môi trường ao nuôi tôm, đặc biệt thời gian ban đêm. Bài viết này giới thiệu các khuyến cáo của Soraphat Panakorn (Aquaculture Asia Pacific,..

Xem thêm

01/10/2016 08:39

TẢO VÀ QUẢN LÝ TẢO TRONG AO TÔM Ngoài vai trò là mắc xích đầu tiên của chuỗi thức ăn trong thủy vực và giúp cân bằng hệ sinh thái ao nuôi, tảo còn là nguồn cung cấp oxy chính cho hoạt động hô hấp của tôm, làm giảm độ trong của..

Xem thêm

29/09/2016 07:45

Chất lượng tôm giống đóng vai trò vô cùng quan trọng đến thành công của vụ nuôi. Vì vậy, bên cạnh việc lựa chọn mua tôm giống của những đơn vị cung cấp có uy tín, cần chú ý đến các tiêu chí đánh giá chất lượng. Ngoại..

Xem thêm

27/09/2016 07:57

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trên tôm Đánh giá bài viết 1 2 3 4 5 Số lần đánh giá:1 ! Điểm 5/5 (Thủy sản Việt Nam) - Thường xuyên theo dõi, quan sát tôm nuôi là một trong những khâu quan trọng cơ bản giúp phát hiện bệnh sớm tại ao..

Xem thêm

22/09/2016 10:58

Anh Trần Anh Tân ở Hà Tiên - Kiên Giang, thả 300.000 con giống từ Công ty TNHH Đầu Tư Thủy Sản Đại Lợi. Nhờ con giống có chất lượng cùng với việc áp dụng kỹ thuật tốt, anh đã thành công trong vụ nuôi này, tôm sinh..

Xem thêm

19/09/2016 10:25

(Thủy sản Việt Nam) - Được xác định là nhân tố quan trọng hàng đầu trong nuôi tôm, những năm qua, nhà nước và các địa phương đã có nhiều chính sách ưu đãi cho lĩnh vực tôm giống. Tuy nhiên, để có thể phát triển hơn nữa, sản..

Xem thêm

17/09/2016 15:32

Hoàn thiện khung pháp lý giống thủy sản Đánh giá bài viết 1 2 3 4 5 (Thủy sản Việt Nam) - Để chất lượng giống thủy sản có tính ổn định, bền vững, những năm qua Bộ NN&PTNT đã hoàn thiện khung pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt..

Xem thêm

29/08/2016 14:37

Thả giống: Tiến hành chọn lựa giống vào buổi sáng hoặc buổi tối, tránh thả giống trong điều kiện thời tiết xấu. Mật độ thả giống khoảng 30.000 - 40.000 con/mẫu, kích cỡ tôm giống từ 0,5 đến 1 cm. Nuôi dưỡng: Mỗi ngày tiến..

Xem thêm

22/08/2016 18:35

Nguyên nhân gây nên EMS ở tôm Thẻ Chân Trắng và một số giải pháp khắc phục(bệnh hoại tử gan tụy cấp tính AHPND) Tại hội nghị GOAL 2013 diễn ra tại Paris –..

Xem thêm

22/08/2016 18:31

5 SAI LẦM THƯỜNG GẶP NHẤT TRONG NUÔI TÔM Trong thực tiễn sản xuất, nhiều hộ nuôi tôm theo đuổi mục tiêu sản lượng cao trong khi đầu tư không đúng mức dẫn đến tôm phát triển chậm, bệnh nhiều, tỷ lệ hao hụt cao. Chất lượng..

Xem thêm

06/07/2016 16:46

Giới thiệu Tôm thẻ chân trắng là loài tôm được nuôi chủ yếu ở các nước Châu Á, bao gồm Thái Lan (Limsuwan and Chanratchakool 2004). Từ năm 2012, người nuôi tôm Thái lan phải chịu thiệt hại lớn về kinh tế do EMS gây ra. Bệnh EMS đã làm..

Xem thêm

06/07/2016 16:45

Hiện nay, cây Lộc vừng đang được người chơi cây cảnh rất mến mộ. Bởi cây lộc vừng hội tụ được nhiều ưu điểm mà cây cảnh cần có:

Xem thêm

23/03/2016 06:58

NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP HIỆN TƯỢNG CHẾT SỚM KHI TÔM CÓ DẤU HIỆU TĂNG TRƯỞNG NHANH HƠN LÚC BÌNH THƯỜNG Thức ăn thiên nhiên,sinh vật phù du phong phú….giúp con tôm có đủ dinh dưỡng để phát triển và tăng trưởng nhanh…. Vấn..

Xem thêm

23/03/2016 06:56

Anh Huỳnh Văn Lượng, con trai ông Nén cho biết, khi cha anh chạy xe máy thì bị ngã, người và phần đầu bị thương nặng, ông hôn mê, nói sảng liên tục. Người nhà sau đó đã đưa ông Nén vào bệnh cấp cứu...

Xem thêm